Visa Schengen hay Visa Châu Âu thì đi được những nước nào?

Bạn có ấp ủ du lịch Châu Âu, và đang tìm hiểu về Visa Schengen hay thường gọi là Visa Châu Âu? THD Travel đã tổng hợp thông tin xin visa Schengen mới nhất 2025 giúp bạn.

visa châu âu

Khu vực Schengen là gì?

Khu vực Schengen biểu thị một khu vực nơi 27 quốc gia châu Âu bãi bỏ biên giới nội bộ của họ, để người dân đi lại tự do và không bị hạn chế, hài hòa với các quy tắc chung để kiểm soát biên giới bên ngoài và chống tội phạm bằng cách tăng cường hệ thống tư pháp chung và hợp tác cảnh sát.

Khối Schengen gồm những nước nào? Bao gồm hầu hết các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), ngoại trừ Ireland và các quốc gia sắp trở thành một phần của Khu vực Schengen như: Romania, Bulgaria và Síp. Mặc dù không phải là thành viên của EU, các quốc gia như Na Uy, Iceland, Thụy Sĩ và Lichtenstein cũng thuộc của Khu vực Schengen. Theo đó, người có visa Uniform Schengen có thể đi đến tất cả 27 quốc gia thành viên của Khu vực Schengen.

Visa Schengen (Visa Châu Âu) là gì?

Visa Schengen (Visa Châu Âu), là một loại giấy phép nhập cảnh được cấp cho công dân nước ngoài muốn nhập cảnh và tự do đi lại tại các quốc gia trong khu vực Châu Âu.

Visa Schengen (Visa châu Âu) đi được những nước nào?

Chỉ cần bạn xin thành công visa Schengen của 1 trong 27 nước trên, 26 nước còn lại cũng sẽ rộng cửa chào đón bạn ghé thăm. Không chỉ vậy, các vương quốc nhỏ và vùng lãnh thổ như Vatican & San Marino (thuộc Ý), Monaco, Andorra… cũng cho phép người có visa Schengen nhập và xuất cảnh. Đó là lý do vì sao mà visa Schengen được coi là tấm visa quyền lực mà ai cũng mong muốn sở hữu.

Các quốc gia mà bạn có thể sử dụng visa Schengen bao gồm:

1. Ba Lan
2. Cộng hòa Séc
3. Hungary
4. Slovakia
5. Slovenia
6. Estonia
7. Latvia
8. Litva
9. Malta
10. Iceland
11. Na Uy
12. Thụy Điển
13. Phần Lan
14. Đan Mạch
15. Hà Lan
16. Bỉ
17. Luxembourg
18. Pháp
19. Tây Ban Nha
20. Bồ Đào Nha
21. Đức
22. Áo
23. Ý
24. Hy Lạp
25. Thụy Sĩ
26. Liechtenstein
27. Croatia.

visa châu âu

Điều kiện xin visa Schengen (visa Châu Âu)

Để nâng cao tỷ lệ đậu Visa Schengen – visa châu Âu, bạn phải đáp ứng những điều kiện xin visa Schengen sau:- Các thông tin phải được kê khai trung thực, chính xác, minh bạch, mục đích rõ ràng.
– Có đủ năng lực về tài chính để chi trả cho chuyến đi, thời gian lưu trú.
– Chứng minh rõ ràng mục đích chuyến đi. Chứng minh được sẽ quay trở lại Việt Nam sau khi kết thúc chuyến đi và không cư trú bất hợp pháp.
– Không nằm trong danh sách từ chối visa nhập cảnh.

Quy trình xin visa Schengen (visa châu Âu)

1. Hồ sơ xin visa Schengen

1.1. Chứng minh nhân thân

– Form khai xin visa Châu Âu (Do ĐSQ/LSQ cấp).

– Hộ chiếu ( các nước Châu Âu hiện tại vẫn dán visa vào hộ chiếu, ( các nước ÚC, Hàn Quốc, Ấn Độ,… sẽ là visa điện tử ( quý khách chỉ cần in ra giấy là được ).

– CMND hoặc thẻ căn cước công dân (photo cả 2 mặt)

1.2. Chứng minh công việc:

a. Đối với nhân viên của một công ty hoặc cơ quan:

– Hợp đồng lao động.

– Sao kê tài khoản ngân hàng 6 tháng gần nhất.

– Giấy nghỉ phép từ nhà tuyển dụng.

– Tờ khai thuế thu nhập hoặc Giấy chứng nhận thuế thu nhập được khấu trừ tại nguồn lương.

b. Đối với người tự kinh doanh:

– Bản sao giấy phép kinh doanh của bạn.

– Sao kê tài khoản ngân hàng của công ty trong 6 tháng gần nhất.

– Tờ khai thuế thu nhập.

c. Đối với sinh viên:

– Giấy chứng nhận sinh viên của trường.

– Thư chấp thuận từ trường.

d. Đối với trẻ vị thành niên

Cha mẹ/người giám hộ hợp pháp của trẻ vị thành niên xin visa Schengen phải nộp thêm một số giấy tờ cho đương đơn chưa đủ tuổi:

– Giấy khai sinh của trẻ vị thành niên.

– Mẫu đơn có chữ ký của cả cha và mẹ.

– Lệnh từ tòa án gia đình – trong trường hợp chỉ có một phụ huynh có toàn quyền giám hộ đứa trẻ.

– Bản sao công chứng căn cước công dân hoặc passport của cả bố và mẹ.

– Giấy ủy quyền có công chứng của cha mẹ có chữ ký của cả cha mẹ/người giám hộ nếu trẻ vị thành niên đi du lịch một mình.

e. Các trường hợp khác

– Đối với người về hưu: Sao kê lương hưu 6 tháng gần nhất.

– Nếu thất nghiệp và kết hôn với một công dân EU:

+ Thư xác nhận việc làm không quá 3 tháng từ người sử dụng lao động của vợ/chồng của họ nêu rõ vị trí được giữ trong công ty cũng như ngày bắt đầu.

+ Passport hợp lệ của vợ hoặc chồng.

+ Giấy chứng nhận kết hôn chính thức.

+ Ngoài những giấy tờ trên, một cuộc phỏng vấn cá nhân với người nộp đơn có thể được yêu cầu bất cứ lúc nào.

1.3. Chứng minh tài chính

– Sổ tiết kiệm tối thiểu 5000$

– Sao kê sổ tiết kiệm ngân hàng, bổ sung giấy tờ nhà, xe cộ, cổ phiếu..)

1.4. Lên kế hoạch cho chuyến đi

– Lên 1 bảng kế hoạch chi tiết khi làm visa Châu Âu là điều cần thiết, nó giúp cho ĐSQ/LSQ thấy được mục đích đi của bạn là rõ ràng.

– Nên booking khách sạn trước (có thể khứ hồi)

visa châu âu

2. Thủ tục xin visa Schengen

Bước 1: Đăng ký lịch hẹn

Đây là bước bắt buộc. Bạn có thể gọi điện đặt lịch hẹn hoặc đặt online. Với hình thức online thì bạn làm theo các bước như sau:

– Truy cập vào đường link:-  Chọn nơi nộp hồ sơ
– Đăng ký, kích hoạt tài khoản và làm theo hướng dẫn.

Sau khi hoàn tất, bạn in giấy xác nhận lịch hẹn và đem theo khi đến nộp hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ đúng giờ hẹn

Đem theo toàn bộ giấy tờ đã chuẩn bị đúng theo yêu cầu của phía LSQ, kể cả giấy xác nhận lịch hẹn. Bạn nên mang theo bản sao và cả bản chính để nhân viên LSQ đối chiếu. Họ sẽ trả bản gốc cho bạn, chỉ giữ Hộ chiếu và sẽ trả lại khi có kết quả xin visa.

Bước 3: Chờ nhận lại hộ chiếu và kết quả xin visa

Hồ sơ của bạn sẽ được Lãnh sự Pháp xét duyệt. Các trung tâm tiếp nhận này không có chức năng kiểm duyệt hồ sơ hay tác động vào quá trình xin visa của bạn. Họ chỉ tiếp nhận và gửi hồ sơ sang các ĐSQ, sau đó nhận lại Hộ Chiếu và gửi lại cho bạn. Do vậy, bạn sẽ không biết được kết quả là đậu hay trượt cho đến khi mở Hộ Chiếu lúc trả lại.

Một số lưu ý khi làm hồ sơ xin thị thực Schengen

– Toàn bộ các giấy tờ bằng tiếng Việt phải được dịch và công chứng sang tiếng Anh hoặc tiếng quốc gia bạn sẽ tới.

– Người nước ngoài ở Việt Nam cần có bằng chứng cư trú hợp pháp như visa hoặc thẻ tạm trú.

– Lên lịch trình chi tiết cho chuyến đi khớp với thời gian nhập cảnh, xuất cảnh và địa điểm lưu trú. Đây là chi tiết thường bị nhiều người coi nhẹ, dẫn đến hồ sơ thiếu logic và không tạo được sự tin tưởng cho cơ quan xét duyệt.

– Khi đặt phòng khách sạn, bạn nên tìm hiểu kỹ chính sách hủy phòng của nơi lưu trú cụ thể để tránh bị mất tiền. Tốt nhất là nên đặt phòng tại những trang uy tín.

– Trong quá trình xét hồ sơ, nhân viên của ĐSQ có thể gọi điện cho bạn bất cứ lúc nào để xác minh thông tin.

 


CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ SỰ KIỆN THD EVENT 

Địa chỉ: 69 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0968 34 2020

Email: sales@thdtravel.com.vn

Fanpage:

THD Travel & Event: https://www.facebook.com/thdtravel.event.

THD Event HCM: https://www.facebook.com/thdevent.hcm

Bài viết liên quan